Trang chủ
Tra cứu tài liệu
Filter Bộ lọc
Đã áp dụng: 1
Xóa bộ lọc
Delete
Thể loại
Bệnh lao là gì
Thực trạng về bệnh lao
Các chính sách liên quan
Các cập nhật kỹ thuật
Gợi ý dành cho
Người bị bệnh lao & người thân
Chuyên gia/ Nghiên cứu
Năm xuất bản
2025
2024
2023
2022
2021
2020
2019
2018
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Sắp xếp theo
Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh lao phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2023-2024
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 135 người trưởng thành được chẩn đoán mắc lao phổi phát hiện lần đầu, điều trị tại khoa Lao hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên người bệnh lao phổi. Người bệnh được thu thập các chỉ tiêu nhân trắc (cân nặng, chiều cao, chu vi vòng cánh tay) và các chỉ số hoá sinh (nồng độ Albumin, huyết thanh, nồng độ Protein huyết thanh). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể (BMI) và bộ công cụ đánh giá tổng thể chủ quan (SGA).

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng người bệnh lao phổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao, cần phối hợp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhiều phương pháp và can thiệp dinh dưỡng sớm để cải thiện hiệu quả điều trị.
QĐ BYT: Về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao
Phần I: Đại cương
Phần II: Chẩn đoán bệnh lao
Phần III: Điều trị bệnh lao
Phần IV: Chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn
Phần V: Dự phòng bệnh lao
Phần VI: Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng do Nontuberculous mycobacteria
Nghiên cứu đặc điểm bệnh lao trẻ em tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng
Ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu ca mắc lao mới ở trẻ em dưới 15 tuổi, gần 2/3 trường hợp không được chẩn đoán hoặc không được điều trị. Nghiên cứu với mục tiêu mô tả đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu đánh giá kết quả điều trị bệnh lao ở trẻ em được thực hiện trên 36 bệnh nhi mắc lao mới tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

Nghiên cứu kết luận rằng lao trẻ em thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Trong các thể lao thì lao phổi thường gặp nhất. Trong nhóm lao ngoài phổi thường gặp lao hạch và lao màng não. Các triệu chứng thường gặp nhất là sốt, ho kéo dài trên 2 tuần, tràn dịch màng phổi. Gần 2/3 trường hợp lao trẻ em được chẩn đoán có bằng chứng về vi khuẩn học (chủ yếu là Gene Xpert TB dương tính). Tử vong 2,8% ở bệnh nhi mắc lao có bệnh nền suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
Chẩn đoán, điều trị Lao tiềm ẩn
Lao tiềm ẩn chỉ được điều trị khi xét nghiệm Mantoux/IGRA dương tính và loại trừ được mắc lao hoạt động. Bác sĩ cần chọn và chỉ định phác đồ điều trị lao tiềm ẩn thích hợp cho từng bệnh nhân. Khi người bệnh gặp các phản ứng không mong muốn của thuốc hay bị quên liều, cần liên hệ bác sĩ điều trị ngay để được xử trí kịp thời.
CTCLQG: Giới thiệu tổng quan về Lao tiềm ẩn
Lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể con người có đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên của trực khuẩn gây bệnh lao ở người nhưng chưa có dấu hiệu lâm sàng - cận lâm sàng nào cho thấy bệnh lao hoạt động.
Bệnh lao hầu hết lây truyền do vi khuẩn lao bị phát tán từ bệnh nhân lao phổi. Khoảng 1/4 dân số thế giới nhiễm lao tiềm ẩn, trung bình khoảng 5-10% số người nhiễm lao sẽ phát triển thành bệnh lao. Nhiễm HIV, tiêm chích ma tuý, những người mới nhiễm lao, XQ ngực có tổn thương lao cũ, tiểu đường, ung thư, người điều trị corticosteroids kéo dài... đều là những yếu tố nguy cơ phát triển thành bệnh lao.
Muốn giảm nhanh dịch tễ học bệnh lao cần mở rộng phát hiện chủ động bệnh lao và lao tiềm ẩn tại cộng đồng. Điều trị lao tiềm ẩn để không phát triển thành bệnh lao và phát hiện, điều trị lao hoạt động cắt đứt nguồn lây giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm và mắc bệnh lao.
Các yếu tố tiên lượng bệnh lao màng não trẻ em tại bệnh viện Nhi trung ương
Lao là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tật ở trẻ em. Lao màng não là thể lao nặng, có nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Nghiên cứu được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán lao màng lão tại BV Nhi TW từ tháng 6/2015 đến tháng 5/2021 với mục tiêu tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng của Lao màng não ở trẻ em.

Nghiên cứu chỉ ra rằng viêm màng não do lao ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi TW gặp nhiều ở trẻ ≤ 5 tuổi (81%), có tỷ lệ tử vong và di chứng đáng kể. Chậm trễ trong chẩn đoán, tình trạng tăng trương lực cơ, mức độ nghiêm trọng trên lâm sàng (theo BMRC), mức độ giảm Natri máu, giãn não thất là các yếu tố tiên lượng tử vong và di chứng thần kinh.
QĐ BYT: Về việc ban hành Hướng dẫn phát hiện tích cực bệnh Lao và điều trị Lao tiềm ẩn ở người nhiễm HIV
Chương I: Quy định chung
Chương II: Hướng dẫn phát hiện tích cực bệnh lao
Chương III: Điều trị lao tiềm ẩn ở người nhiễm HIV
BYT - CTCLQG: Cập nhật Hướng dẫn Điều trị bệnh Lao kháng thuốc
Khi điều trị bệnh lao, cần tuân thủ bốn nguyên tắc: phối hợp các thuốc chống lao, dùng thuốc đúng liều, đều đặn và đủ thời gian. Bộ Y tế cập nhật các phác đồ điều trị lao vi khuẩn nhạy cảm với thuốc, phác đồ điều trị lao kháng thuốc. Đặc biệt chú ý tương tác thuốc giữa Bedaquiline, Linezolid và các thuốc khác, tương tác của một số thuốc lao hàng hai với thuốc ARV và các thuốc kháng chéo.
BYT - BVPTW: Hiểu biết cơ bản về Bệnh Lao. Chính sách và các hỗ trợ hiện có đối với bệnh nhân Lao
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Người nhiễm HIV, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính, người nghiện rượu, ma tuý, người sử dụng các chất ức chế miễn dịch là những đối tượng có nguy cơ cao mắc lao. Để chẩn đoán lao phổi, cần dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng bao gồm nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB, xét nghiệm Xpert MTB/RIF Gene Xpert, nuôi cấy vi khuẩn lao, XQ phổi thường quy.
Theo xếp hạng của TCYTTG, năm 2019, Việt nam xếp thứ 11/30 nước có số người bệnh lao cao nhất và là nước có gánh nặng bệnh lao KĐT cao nhất. Bệnh nhân lao thường chi trả khoảng 1/2 thu nhập hộ gia đình hàng năm cho chẩn đoán và điều trị lao. Theo đó, cần có các biện pháp can thiệp về bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội để hỗ trợ bệnh nhân lao. 
QĐ BYT: Về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Lao
Bộ Y Tế ban hành ''Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao'' bao gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi, lao ngoài phổi, lao kháng thuốc, lao đồng nhiễn HIV, bệnh lao ở trẻ em. Hướng dẫn cũng nêu các đặc điểm, mục đích của xét nghiệm AFB nhuộm soi trực tiếp phương pháp nhuộm soi Ziehl Neelsen và nhuộm huỳnh quang đèn Led và X-Quang trong chẩn đoán lao phổi.
Tiếp đó, trình bày các nguyên tắc điều trị, chỉ định phác đồ, theo dõi trong và sau điều trị bệnh. Bên cạnh đó, là cách phát hiện xử trí các tác dụng không mong muốn của thuốc lao và các biện pháp dự phòng bệnh và phòng lây nhiễm trong gia đình, cộng đồng.
Đóng góp tài liệu cho SCDI
SCDI hoan nghênh những đóng góp của bạn!
Ấn vào nút bên dưới để đăng tải tài liệu của bạn.
Gửi tài liệu
Bạn chưa tìm được tài liệu cần thiết hoặc cần tư vấn, giải đáp trực tiếp?
Liên hệ với cán bộ chuyên môn
Quản lý chương trình
Nguyễn Thị Kim Dung
Văn phòng Hà Nội: Số 9, ngõ 165/30 Thái Hà, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (024) 35720689
Email: dungnguyen@scdi.org.vn
 
Tìm hiểu về các hoạt động phòng chống Lao của SCDI
Tìm hiểu ngay
Tham gia nhóm Zalo để theo dõi những tin tức và tài liệu mới nhất từ SCDI
Tham gia ngay
Zalo
1